Mục Lục Nội Dung
Như các bạn có thể thấy, smartphone hiện nay có rất nhiều ống kính. Nhiều và phổ biến tới mức mà nhiều người còn dùng số cảm biến ấy để làm tiêu chuẩn cho độ xịn xò của một chiếc máy.
Vậy bạn đã hiểu như thế nào về camera trên smartphone? bạn có biết những ống kính ấy có tác dụng gì không? Và một smartphone thì cần có bao nhiêu ống kính để có thể đáp ứng được những nhu cầu phổ thông nhất?
Nếu bạn đã từng đặt ra những câu hỏi như trên mà chưa tìm được câu trả lời thì hãy cùng mình tìm hiểu kỹ hơn ở trong bài viết này nhé !
#1. Smartphone đa camera
Đã từ lâu, HTC và LG đã là các hãng khởi đầu thứ công nghệ này trên các mẫu máy của họ. LG Optimus 3D là chiếc máy đầu tiên có camera kép, với camera thứ 2 dùng để quét 3D được ra mắt vào tháng 2 năm 2011.
Cùng năm đó, HTC cho ra mắt chiếc EVO 3D cũng có camera 3D tương tự như thế. Tuy nhiên, ứng dụng 3D vào thời điểm đó là không nhiều, và đương nhiên 2 chiếc máy này trở thành flop.
HTC One M8 ra mắt với camera phụ 2MP có khả năng đo chiều sâu, khởi đầu cho tính năng chụp ảnh xóa phông trên smartphone như thời điểm hiện tại.
LG G5 ra mắt với camera kép, bao gồm camera chính và camera góc siêu rộng, đây là một tính năng thật sự hữu ích cho tới tận bây giờ. Nhưng khổ cái, ý tưởng tạo ra một chiếc máy với khả năng tháo lắp module của LG đã giết chết chiếc LG G5.
Sau đó, LG V20 ra mắt với camera chính và một camera mang cảm biến mono, giúp bạn chụp ảnh đen trắng một cách dễ dàng. LG V20 là một sản phẩm khá xuất sắc về hiển thị, âm thanh và camera, nhưng con chip Snapdragon 820 thì không, nó đã phản bội lại tất cả !
Cảm biến Mono này được đem đi khắp nơi: Trên chiếc Sony Xperia XZ2 Premium, Huawei P9, Honor 8, Huawei P20 Serie,… Đó là những máy chỉ có 2 camera với cảm biến phụ là Mono.
Chiếc máy có camera kép đầu tiên của Apple là iPhone 7 Plus. Máy gồm một cảm biến chính và một camera Tele để việc zoom và chụp ảnh cho nhiều chi tiết hơn so với zoom bằng phần mềm.
Huawei từng gây bất ngờ khi sử dụng ống kính Leica và cảm biến RYYB thay vì RGGB. Điều này làm cho máy có khả năng chụp đêm cực kỳ ấn tượng, nhưng màu sắc chụp ở điều kiện thường khá bệt và bị cháy sáng nhiều.
Oppo, Xiaomi và Samsung thì lại có ý tưởng tạo ra một chiếc máy zoom cực khủng bằng hệ thống kính tiềm vọng, cho hệ số zoom có thể lên đến 150 lần.
Cảm biến LiDAR trên dòng iPhone 12 Serie mới có chức năng tương tự như một camera quét 3D, nhưng đối với phần lớn người dùng, nó chỉ hoạt động như một cảm biến hỗ trợ xóa phông.
Các hãng chú ý vào những dòng máy cho giới trẻ như Oppo Reno hay Samsung Galaxy M lại trang bị kên máy một ống kính Macro, cho phép chụp những vật thể cách ống kính một khoảng rất ngắn, tạo những bức ảnh ấn tượng và đầy tính nghệ thuật.
Với camera trước, số lượng ống kính lại không nhiều như vậy !
Vì nó bị phụ thuộc về vấn đề thẩm mỹ và thiết kế, ống kính camera trước và cảm biến đều nhỏ hơn rất nhiều so với camera sau, làm cho số lượng công nghệ được áp dụng cho camera trước là không nhiều, chủ yếu là ở phần mềm..
Một số máy sẽ có camera kép phía trước, với một camera chính và camera còn lại thường sẽ là đo chiều sâu để chụp xóa phông hoặc 1 ống kính góc siêu rộng.
Đó, chủ yếu là những camera như vậy ! Và mình có thể tóm tắt lại trên một chiếc smartphone có những loại camera như sau:
#2. Tóm tắt các loại camera trên smartphone hiện nay
1/ Camera chính: Camera này có độ phân giải lớn nhất, giúp cho hình ảnh sắc nét và chân thực hơn.
2/ Camera đo chiều sâu (Time-of-Flight (ToF)): Vâng, loại cảm biến này sẽ có tia Laser rất nhỏ => nó phát ra ánh sáng hồng ngoại để tính toán và đo đạc khoảng cách giữa cảm biến và chủ thể ảnh.
Và như mình có nói bên trên, loại Camera đo chiều sâu này dùng để chụp ảnh xóa phông mà không ảnh hưởng đến đối tượng cần chụp.
3/ Camera đơn sắc (Monochrome camera): Giúp bạn chụp những bức ảnh trắng đen khá là độc đáo.
4/ Camera góc rộng (Wide lens): Loại camera này sẽ giúp bạn chụp được những bức ảnh bao quát hơn, chụp được một vùng rộng lớn hơn. Đọc tên thôi là bạn cũng đã hiểu ngay rồi đúng không 🙂
5/ Camera Tele: Đặc tính của camera này là tiêu cự ngắn và góc chụp hẹp. Camera Tele thì có:
- Camera Tele tiêu cự cố định: Dùng để lấy nét trong khoảng cách nhất định, ống kính này cho phép bạn tạo ra tấm ảnh mờ hậu cảnh, nổi bật chủ thể.. nói chung là phù hợp dùng để chụp ảnh chân dung.
- Camera có tiêu cự dài hay còn gọi là Tele zoom: Ống kính Zoom sẽ giúp cho bạn phóng to các chi tiết ở xa.
6/ Camera Macro: Đây là loại camera mới nhất cho tới thời điểm mình viết bài này. Đây là loại camera dùng để chụp các đối tượng gần (khoảng cách từ 3 cho đến 5 cm).
Bạn có thể dùng Camera Macro để chụp giọt nước, côn trùng, hoa lá… nói chung là loại camera này sẽ rất phù hợp với mấy bạn thích chụp ảnh nghệ thuật 🙂
#3. Những ống kính nào cần thiết?
Do vấn đề thiết kế, tiền bạc, kích thước, trọng lượng,…. chúng ta không nên tham nhiều ống kính/ carera trên một chiếc smartphone. Mặc dù tất nhiên có đủ hết thì vẫn tốt hơn – ai cũng biết điều đấy 🙂
Mình thì không có sợ lỗ, nhưng các bạn nhìn con Nokia 9 Pure View mà xem: khác gì cái tổ ong không?
Việc có quá nhiều camera sẽ làm gia tăng đáng kể số tiền mà bạn phải chi ra cho bộ camera đó, vì giá thành của ống kính xịn xò cũng không hề rẻ, như ống kính Leica trên Huawei hay Zeiss trên Sony chẳng hạn.
Có những thứ mà phần mềm không bao giờ có thể thay thế cho phần cứng được, nhưng có những thứ thì vẫn có thể tối ưu được. Đó là tiêu chí để chúng ta chọn camera !
Thuật toán của Google tốt tới mức nó nịnh được kha khá người dùng smartphone muốn chụp ăn liền, nhưng hiểu cho đơn giản: những bức ảnh mà Google Pixel 3XL trở xuống chụp với chỉ một camera, nó không khác mấy so với việc bạn chụp rồi Photoshop lại tấm ảnh đó.
Trước tiên là xóa phông. Thuật toán của Google có vẻ làm việc khá xuất sắc bằng cách tách được chủ thể ảnh và làm mờ phần còn lại, trông như xóa phông thật vậy, nhưng nó chưa hoàn hảo. Điều tương tự cũng xảy ra với iPhone một camera như iPhone XR, iPhone SE 2020,…
Tiếp theo, không thuật toán nào giúp bạn chụp ảnh góc siêu rộng từ một camera góc rộng thông thường cả. AI đã, đang và sẽ không bao giờ có thể tự tưởng tượng ra và vẽ thêm không gian xung quanh vào trong bức ảnh của bạn được.
Điều tương tự cũng sẽ xảy ra với camera Macro hay camera Tele. Thuật toán có thể cứu vãn được nếu bạn chỉ zoom với một hệ số nhỏ như X2 chẳng hạn.
Còn những hệ số của camera Tele lớn hơn như X5, X10 hay thậm chí là bộ kính tiềm vọng X30, X50, X100 sẽ không thể thay thế bằng phần mềm được.
Và ngược lại, có những thứ hoàn toàn có thể giải quyết bằng phần mềm..
Trước tiên là cái camera phụ xuất hiện khá sớm: camera Monochrome – nó cho phép bạn chụp ảnh với khẩu độ và độ phân giải bình thường, nhưng cảm biến của nó là cảm biến đen trắng, và màu nó cho ra là đen trắng, như là ảnh hồi xưa ấy.
Ảnh này mang tính nghệ thuật là chủ yếu, và dù cho chụp bằng phần cứng riêng hay là sử dụng thuật toán để hậu kỳ từ ảnh màu thì mình cũng khá chắc là khó có ai nhìn ra và khác biệt giữa chúng. Vậy nên camera này về cơ bản là không cần thiết..
Tiếp theo: Camera đo chiều sâu không quá cần thiết. Nếu chỉ có một camera phụ thì camera đo chiều sâu sẽ thể hiện tốt được tác dụng của mình, nhưng nếu có thêm camera Tele thì khác.
Chụp ảnh xóa phông có thể làm việc bằng camera chính cùng với camera Tele, không cần có sự góp mặt của camera đo chiều sâu.
Tiếp nữa: Đú trend với camera Macro. Samsung và Xiaomi đã đi theo con đường này được một thời gian, vì họ tin rằng giới trẻ sẽ phát cuồng với thể loại ảnh này, nhưng không…
Tần suất những bức ảnh như vậy được chụp không hề nhiều, và cũng không nhiều người thật sự ưa chuộng tính năng này. Vậy nên sự xuất hiện của camera macro cũng khá là thừa thãi.
Và cuối cùng là bộ kính tiềm vọng. Khác với camera Tele thông thường, bộ kính tiềm vọng cho bạn hệ số zoom rất lớn với chất lượng ảnh bị giảm đi không quá nhiều: từ 30X cho tới hơn 100X, nhưng nó cũng đồng thời gây nên một mỗi lo ngại về an ninh.
Trong thực tế, đây không phải là tính năng người dùng sử dụng đến nhiều. Họ thường dùng tính năng này như là một cái ống nhòm, thay vì chụp lại những cái mà họ zoom thấy.
Tức là cụm camera tiềm vọng cũng không cần thiết lắm. Hay nói cách khác, công nghệ này chủ yếu là để các hãng cạnh tranh nhau về công nghệ và để người dùng khoe khoang làm màu là chính.
Vậy camera trước cần những gì?
Một camera trước cùng với một đống thuật toán làm đẹp là đủ. Nhưng để tăng cường chất lượng ảnh mà cần thêm camera thì nó nên là một camera đo chiều sâu hoặc một camera góc siêu rộng mà thôi.
Bạn có định chụp ảnh Macro hay Tele hay Super zoom với khuôn mặt của mình không?
Thật ra thì ở trong phần tai thỏ từ iPhone X trở lên, có một cảm biếm quét 3D để Face ID có thể hoạt động được. Vậy nên iPhone mới cần phải tích hợp 2 cái camera trước, và mới xuất hiện cái tai thỏ như vậy 😀
Thiết kế đục lỗ màn hình theo hình capsule để đặt vào đó 2 cảm biến camera là điều mà các flagship Android đang chạy theo.
Không nói tới việc camera sau có thể gấp hay xoay lật, hoặc là máy có màn hình ở phía mặt lưng, hầu như chẳng hãng nào làm tới 3 hay 4 camera selfie cả. Vì làm thế trông nó dị lắm 🙂
Vâng, đó là ý kiến cá nhân của mình về những ống kính có ích với camera smartphone. Còn ý kiến và góc nhìn của bạn thế nào? Hãy comment chia sẻ phía dưới bài viết này nhé !
Đọc thêm:
CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !
Xem Them Chi Tiet
Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich
Do Cong Nghe Phu Kien
Xem Them Chi Tiet
Phu nu phai dep dan ong moi yeu! Sam ngay bo vay dam sieu dep
Thanh xuan nhu mot tach trá Khong mua do hot phi hoai thanh xuan
Xem Them Chi Tiet
Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich
Do Cong Nghe Phu Kien
0 nhận xét:
Đăng nhận xét