Tất cả các ổ đĩa cứng trong máy tính của mỗi chúng ta đều sử dụng hệ thống S.M.A.R.T (Self-Monitoring, Analysis, and Reporting Technology) để đánh giá độ bền và xác định xem chúng có đang hoạt động một cách bình thường hay không. Đây là một thông số vô cùng quan trọng giúp người dùng có thể tự biết được tình trạng sức khỏe của ổ cứng.
Tuy nhiên, Windows không cho phép người dùng có thể dễ dàng tìm ra và hiểu được thông số quan trọng này. Do đó, bài viết này sẽ đưa ra một số gợi ý giúp bạn có thể kiểm tra ổ cứng, đánh giá tình trạng hoạt động hiện tại của ổ cứng trên máy tính đang sử dụng. Từ đó sớm phát hiện những bất ổn để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng ổ cứng hỏng, mất dữ liệu.
1. Sử dụng công cụ của nhà sản xuất ổ cứng
Hầu hết các nhà sản xuất ổ cứng lớn đều cung cấp cho người dùng công cụ giúp theo dõi sức khỏe và hiệu suất của sản phẩm mình. Tất nhiên, bước đầu tiên là bạn cần phải biết nhà sản xuất của ổ cứng mình đang dùng để có thể tải và sử dụng đúng công cụ.
Nếu sản phẩm vẫn còn hộp thì bạn có thể xem thông tin ở hộp để biết nhà sản xuất, còn nếu trường hợp không còn thì bạn có thể kiểm tra bằng cách mở Device Manager trên Windows từ menu chuột phải ở nút Start.
Trong cửa sổ Device Manager, hãy tìm đến mục Disk drives và ghi chú số model của ổ cứng.
Tiếp theo, nhập số model vào Google để hiển thị kết quả sẽ hiển thị cho bạn tên nhà sản xuất ổ cứng.
Khi đã biết hãng sản xuất ổ cứng mình đang dùng, giờ bạn chỉ việc truy cập vào trang web này và tải đúng phần mềm hỗ trợ.
Tùy thuộc vào nhà sản xuất mà phần mềm sẽ có giao diện và chức năng khác nhau, nhưng lẽ dĩ nhiên là bạn nên tìm hiểu kĩ trước khi sử dụng.
2. Sử dụng Windows PowerShell
Trường hợp không thích dùng phần mềm, bạn có thể sử dụng Windows PowerShell có sẳn trên Windows để kiểm tra nhanh sức khỏe ổ cứng bằng cách sau.
Nhấn phải chuột vào nút Start và chọn Windows PowerShell (Admin). Sau đó nhập lệnh “wmic” rồi nhấn Enter để thực thi.
Tiếp tục nhập lệnh “diskdrive get status” và cũng nhấn Enter lần nữa.
Nếu bạn thấy xuất hiện dòng “OK” nghĩa là ổ cứng đang hoạt động tốt. Nếu không xuất hiện “OK”, vậy thì ổ cứng của bạn đang gặp vấn đề và cần được kiểm tra để phát hiện lỗi ngay lập tức.
3. Sử dụng công cụ Error checking có sẳn trên Windows
Khởi động File Explorer và truy cập vào This PC. Nhấn phải chuột vào phân vùng ổ đĩa cần kiểm tra và nhấn “Properties”.
Hộp thoại Properties xuất hiện, hãy nhấp vào tab Tools và nhấp tiếp vào tùy chọn “Check” ở mục “Error checking”.
Hộp thoại xác nhận thao tác xuất hiện, bạn hãy nhấn vào “Scan drive” để cho phép quá trình quét được bắt đầu. Tùy thuộc vào dung lượng phân vùng và lượng dữ liệu chứa trong đó mà thời gian quét diễn ra nhanh hay chậm.
Khi hoàn tất quá trình kiểm tra, cửa sổ thông báo sẽ xuất hiện và báo cáo cho bạn kết quả kiểm tra lỗi.
4. Sử dụng công cụ CHKDSK
Khởi động Windows PowerShell (Admin). Nhập lệnh “chkdsk Tên_phân_vùng: /f”. Trong đó là “Tên_phân_vùng” là tên của phân vùng ổ đĩa cần kiểm tra. Ở đây ví dụ là “E” thì câu lệnh hoàn chỉnh sẽ là: “chkdsk E: /f”. Sau đó hãy nhấn phím ENTER để thực thi lệnh.
Quá trình quét sẽ diễn ra và hiển thị kết quả cho bạn.
Các phân vùng khác cũng thực hiện theo cách làm tương tự.
Rất đơn giản phải không?
Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2020
Published tháng 9 06, 2020 by Admin with 0 comment
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét