Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

Published tháng 7 12, 2017 by Nặc danh with 0 comment

kinh nghiệm chỉnh máy 2k

Lúc trước có một số anh em hỏi về chỉnh chiều sâu, gạt chỉ máy 2k nên hôm nay nhân tiện bên mình có lên hàng máy 2k, mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm với anh em.

Ở video đầu tiên, đó là vấn đề chiều sâu kim, khi ta quay kim xuống thấp nhất và dừng lại thì : mép trên lỗ kim bằng với thành ổ, hoặc mép trên lỗ kim sâu hơn thành ổ 1mm, tùy mặt hàng mà ta chỉnh giữa 2 vị trí đó.

Video thứ 2 là chỉnh gạt chỉ, khi ta quay puli cho ổ bắt chỉ, thì phải thỏa mãn 2 yếu tố : đường đi và đường về của chỉ phải thoát êm như nhau.

Đường đi là khi mỏ ổ vừa bắt chỉ kim xong, gạt chỉ sẽ gạt vào thành ổ thuyền, kéo ổ thuyền lùi lại ra phía ngoài cho chỉ kim đi thoát qua giữa mép ổ và rãnh mặt nguyệt.

Còn đường về là khi đó gạt chỉ đẩy tới, thả ổ thuyền về phía trong, lúc đó chỉ sẽ thoát qua giữa gạt chỉ và thành ổ thuyền.

Chỉnh tới lui gạt chỉ bằng con ốc vít hoặc lục giác tùy theo máy, canh sao cho chỉ khi đi lẫn về thật nhẹ.

Tiếp theo là vấn đề mài mặt nguyệt, vậy khi nào ta phải mài ?

Đó là khi ta may chỉ lớn mà chỉ không thoát qua được do mép ổ chạm vào thành bên của mặt nguyệt, hoặc là mỏ ổ bị mòn, ngắn,  dẫn đến ta phải đẩy ổ sát vào kim, khi đó tất nhiên mép ổ sẽ chạm thành mặt nguyệt, đó là khi ta cần phải mài mặt nguyệt, cái này anh em khi mài phải lưu ý, chậm và chắc chắn, không mài lố.

Mình chỉ đưa ra một giải pháp nào đó mà mình cho là tốt, chứ mình không khuyến khích anh em là cứ ngồi vào máy là phải đi mài mặt nguyệt đâu, anh em hãy nhớ nhé.

Tiếp theo là chỉnh vị trí giữa kim và lỗ răng cưa.
Con ốc bên phải sẽ là con ốc chỉnh tới lui giữa trụ kim và lỗ răng cưa, mở vít ra và chỉnh sao cho kim nằm giữa lỗ răng cưa, tránh gãy kim là ok.

Con ốc bên trái sẽ chỉnh tới lui CẢ TRỤ KIM VÀ BÀN RĂNG CƯA , anh em khi thay bộ cự ly 2 kim chú ý, không nên chỉnh ổ ngay khi thay cự ly , phải ướm bàn răng cưa, mặt nguyệt, chân vịt, táo kim vào máy, sau đó quay puli xem bước đi của kim và bàn răng cưa có đâm vào chân vịt hay đụng phía sau hoặc trước hay không, vì đôi khi chúng ta chỉnh ổ xong mới phát hiện ra, khi ta chỉnh đẩy tới lui cả cụm trụ kim + bàn răng cưa là nó sẽ sai ổ ngay, mất công chỉnh lại ổ.

Vấn đề nữa là bàn răng cưa cao thấp không đều, nếu bàn răng cưa góc phía sau bị thấp thì anh em ai cũng biết là phải lật máy lên , chỉnh bằng con ốc vít phía dưới để nâng lên cho đều rồi, ở đây là ví dụ bàn răng cưa góc phía trước quá thấp thì phải làm sao, anh em chêm như hình sau, chêm ngay vị trí đó rồi siết chặt ốc là nó sẽ cao đều lên.

Những lưu ý.

Khi thay cự ly anh em chú ý, phải ướm tất cả, ướm cả bộ vào máy , quay puli xem ổn không mới tháo ra, chỉnh ổ sau.

Nên chia bộ cự ly theo từng dòng máy, ngày trước mình chia theo bộ, bộ nào của Mitsubishi riêng, của Singer riêng, Suntar riêng, Yuki riêng.

Yuki và Suntar thường đổi qua lại dễ dàng, còn Mitsubishi với Singer thường hay kén , khó chịu lắm, tuy nhiên bây giờ thì máy móc cũng tương đối mới mẻ hơn rồi.

Ổ thuyền rời thì anh em chú ý, ổ thuyền nên đánh dấu để phân biệt ổ trái hay phải , khi đó ta chỉnh chỉ cũng dễ chịu hơn, công nhân nó thay suốt tráo ổ thuyền qua lại là sẽ có vấn đề ngay đấy.

Bài viết rất chi tiết anh em vào đây mà học hỏi có nhiều điều bổ ích , mình xin bổ xung thêm về cách lấy độ sâu trụ kim để mọi người dễ hiểu nhất và hiệu quả, mọi người lật máy lên tháo  nới 3 ốc nhông đứng cho ổ ở trạng thái tự do lúc này cắm kim sâu nhất, dùng tay khua mỏ móc qua lại ở trạng thái tự do mỏ móc đi qua lại bằng mép trên của khuyết kim là độ sâu trụ kim chuẩn , nếu cần lên hoặc xuống thì các bạn điều chỉnh trụ kim, nhớ giữ độ song song của táo kim như ban đầu, sau khi lấy xong độ sâu trụ kim , thì cắm kim sâu nhất tiếp tục quay buly theo chiều máy chạy kim sẽ đi lên và bắt mỏ trên lỗ kim 1 mm , độ hở ngang vừa đến, mỏ móc  không chạm kim, không xa kim, Còn những chi tiết khác thì trong bài này đã nêu rất đầy đủ, cảm ơn bạn đã có tâm chia sẻ cho mọi người nó là những điều rất bổ ích .
      edit

0 nhận xét:

Đăng nhận xét